Skip links

Giải pháp cho đô thị thông minh đến từ các Startup Việt Nam

Các startup bằng sự nhạy bén đang có những đóng góp tích vào công cuộc xây dựng thành phố thông minh bằng nhiều ứng dụng, giải pháp nổi bật…

Song hành cùng phát triển kinh tế, đô thị hóa kéo theo nhiều vấn đề xã hội, khiến các nhà quản lý phải đối diện với một số hệ lụy như sở hạ tầng không đồng bộ, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường…

Đô thị thông minh (smart city) được xem là giải pháp chiến lược khi công nghệ được ứng dụng để giải quyết nhiều vấn đề của thành phố. Việc xây dựng đô thị thông minh giúp kết nối hạ tầng đô thị với xã hội dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Điều này hỗ trợ thành phố quản lý và điều hành thống nhất, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.

Trên thực tế, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy quá trình này. Đơn cử như đề án phát triển đô thị thông minh bền vững giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030, chuyển đổi số quốc gia,… Sự khuyến khích, hậu thuẫn từ Chính phủ mở ra nhiều cơ hội tốt cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo công nghệ Việt trong lĩnh vực này

Sự sáng tạo không giới hạn 

Với không gian rộng lớn, việc tham gia phát triển smart city hiện không còn là cuộc chơi của riêng các “ông lớn” có tiềm lực mạnh về tài chính. Các startup bằng sự nhạy bén đang đóng góp tích vào công cuộc này qua nhiều ứng dụng, giải pháp nổi bật để xử lý những bài toán cụ thể của đô thị hiện đại.

Có thể kể đến tMonitor – doanh nghiệp cung cấp hệ thống quan trắc chất lượng không khí bao gồm cả hệ thống phần mềm và thiết bị phần cứng để thu thập, giám sát và phân tích chất lượng không khí, cảnh báo sự cố, khủng hoảng trong môi trường làm việc bằng trí tuệ nhân tạo (AI) cho các tòa nhà, khu công nghiệp… theo thời gian thực (real-time).

Anh Vũ Hải Nam – nhà sáng lập của tMonitor cho biết, việc từng chứng kiến, ám ảnh bởi những sự cố hỏa hoạn, rò rỉ khí độc và môi trường làm việc có nhiều chất độc hại tới sức khỏe con người là lý do khiến ông luôn trăn trở phải tạo ra được hệ thống vật lý có thể theo dõi và dự đoán trước được những hỏa hoạn, khủng hoảng sắp xảy ra để con người có thể ứng phó kịp thời.

Sản phẩm của tMonitor

Theo anh, hệ thống quan sát chất lượng không khí và xử lý khủng hoảng real-time của của tMonitor căn cứ vào việc phân tích dữ liệu AI qua các cảm biến đo chất lượng không khí (với 13 chỉ số) được thiết kế và liên kết chặt chẽ để hạn chế tối đa lỗi, khả năng chịu tải cao với cường độ hoạt động 24/7…

Với cảm biến đo 13 chỉ số chất lượng không khí như các loại bụi mịn: PM1, PM2.5, PM10; khí độc hại và các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…, ông Nam nhận định, giải pháp này có thể được ứng dụng rộng rãi tại các cơ quan, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp… để kiểm soát khí độc từ chất thải sản xuất, chất hóa học, bức xạ nhiệt hay các vi sinh vật và vi khuẩn trong môi trường…

Mới đây, để hoàn thiện, cung cấp thêm giải pháp tối ưu cho khách hàng, tMonitor phát triển thiết bị thu thập dữ liệu kèm AI trên nền tảng Snapdragon 200 của Qualcomm (module Quectel SC20) để cải thiện hiệu suất hoạt động, hỗ trợ khả năng xử lý trí tuệ nhân tạo tại thiết bị . Theo đó, thiết bị vừa thu thập dữ liệu real-time từ các cảm biến đo chất lượng không khí vừa dùng công nghệ AI để phân tích, phát hiện ra các trường hợp bất thường và dự báo dữ liệu chất lượng không khí nhằm đảm bảo sẵn sàng cho các tình huống khác nhau.

Trong khi đó, với ứng dụng Truyền thanh thông minh (SmartPA) – Công ty Cổ phần Smatec đã tạo ra những giải pháp hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, tổ chức, chính quyền trong việc truyền thông bằng âm thanh theo mô hình server quản lý tập trung.

Smatec cùng đồng đội của mình

Anh Nguyễn Hồng Sơn – CEO Công ty cho biết, với “cột trụ” là công nghệ IoT, Smatec đã phát triển hệ thống âm thanh xây dựng theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung với một hệ thống máy chủ trung tâm (Cloud Server) và các thiết bị quản lý âm thanh tại biên dựa trên nền tảng Qualcomm Snapdragon 200 (Quectel SC20 module).

Nhờ đó, thiết bị của Smatec có thể cung cấp các chức năng như phát nhạc theo lịch, điều khiển phát thanh khẩn cấp từ điện thoại trong trường hợp khẩn cấp, phát thanh từ các ứng dụng trực tuyến hay FM. Hệ thống này nổi bật bởi khả năng quản lý đa điểm, giúp phòng ngừa và xử lý sự cố một cách chủ động, từ xa qua kết nối 3G, 4G, Ethernet.

Anh Sơn tin tưởng, giải pháp Truyền thanh thông minh SmartPA ra đời đã góp phần cải tiến, thay thế cho các phương thức truyền thanh truyền thống hiện không còn phù hợp với xu thế phát triển xã hội và công nghệ. Hệ thống của Smatec sẽ hỗ trợ truyền phát thông tin giữa chính quyền và người dân, cung cấp thông tin kịp thời về chính sách, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn… trong tình huống khẩn cấp.

Đại diện đơn vị này cũng tiết lộ đang trong quá trình phát triển và thương mại những giải pháp giám sát, điều khiển các thiết bị cơ điện, hỗ trợ tối ưu công tác vận hành và tăng cường an ninh – an toàn cho các trạm viễn thông, cây ATM, nhà xưởng, kho hàng, chuỗi cửa hàng, phòng máy không người trực,…

Trong làn sóng phát triển Smart City, không thể không kể tới sự tham gia của các startup phát triển “mắt thần” cho các đô thị hiện đại.

Anh Nguyễn Quang, Giám đốc AI của InfraSen – startup với dự án phát triển cảm biến ảnh hồng ngoại nhiệt và camera hồng ngoại nhiệt tự tin về tính ứng dụng rộng rãi của thiết bị này trong hoạt động dân dụng và an ninh quốc phòng.

“Mắt thần” cảm biến của Infrasen

InfraSen chia sẻ, khi chạy xe giữa những con đường mưa ướt và thiếu sáng, các cảm biến này có thể dự đoán nhiệt từ xa. Qua đó, giúp người lái xe có thể phát hiện được chuyển động bất thường hoặc vật cản, giảm thiểu khả năng tai nạn. Các cảm biến này cho thấy tính ứng dụng rất lớn trong việc đo thân nhiệt từ xa giúp phòng tránh những dịch bệnh lây nhiễm, nguy hiểm trong cộng đồng. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể ứng dụng trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh thông minh.

Đại diện của InfraSen chia sẻ, với sự hỗ trợ về thiết bị, công nghệ của Qualcomm, mới đây Infrasen đã thành công tạo ra bản mẫu của camera an ninh CCTV ứng dụng AI dựa trên nền tảng QCS605, tích hợp đồng thời cảm biến ảnh thường và ảnh nhiệt ngay trên camera.

Cam kết đồng hành của Qualcomm

Cùng với chiến lược phát triển công nghệ không dây, các giải pháp, ứng dụng cho smart city là một trong các trọng tâm được Qualcomm đặc biệt coi trọng trong tiến trình phát triển của tập đoàn.

Năm 2021, với Chương trình tăng tốc Thành phố thông minh Qualcomm – Tập đoàn này đã huy động, xây dựng được một hệ sinh thái hàng đầu gồm hơn 400 thành viên tham gia chương trình hỗ trợ triển khai các giải pháp với thiết bị thông minh đầu cuối trong phát triển, hiện đại hóa hạ tầng đô thị.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo – Giám đốc Kinh doanh Cấp cao của Qualcomm cho rằng tập đoàn là doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ không dây và hạ tầng kết nối. Chỉ riêng công nghệ 5G, tập đoàn này đã tiến hành nghiên cứu từ 10 năm trước và hiện bắt đầu thương mại hóa trên toàn thế giới. Theo đại diện Qualcomm, với đặc tính là nền tảng kết nối tốc độ cao các thiết bị thông minh, 5G có thể xem như “mạch máu” truyền tải, hỗ trợ cho nhiều ngành khác nhau, từ nhà máy thông minh, lĩnh vực y tế, sản xuất công nghiệp… qua đó đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của smart city.

“Đây là lĩnh vực nền tảng của chuyển đổi số không chỉ ở Việt Nam mà trên cả khu vực và toàn thế giới”, lãnh đạo cấp cao của Qualcomm nói.

Việt Nam từng bước tiến tới nền kinh tế định hướng đổi mới sáng tạo với chiến lược quốc gia để thúc đẩy các công nghệ trong nước. Trong đó, có công nghệ 5G, mạng IoT, máy học/AI, truyền thông đa phương tiện và đặc biệt là smart city được xem là những lĩnh vực trọng điểm cho sự phát triển.

“Với cam kết đồng hành, gắn bó cùng sự phát triển của Việt Nam, theo sát định hướng của Chính phủ, Qualcomm đã kích hoạt hệ sinh thái thông qua các chương trình đổi mới sáng tạo với khoảng 40% dự án khởi nghiệp ở Việt Nam và hơn 20% dự án ở châu Á trong lĩnh vực Smart City”, Giám đốc Kinh doanh Cấp cao của Qualcomm cho biết.

Nguồn Qualcomm

—————-
Cuộc thi “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2023 – Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2023 – QVIC 2023”
? Đơn vị tổ chức: Qualcomm là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ di động. Qualcomm thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với hệ sinh thái không dây tại Việt Nam thông qua các nền tảng công nghệ như dữ liệu di động (5G, 4G, NB-IOT), máy học… cùng sáng kiến về phòng thí nghiệm, thiết kế hệ thống, module tham chiếu…
? Program Partner: BSSC là một trong những đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp uy tín và lớn nhất tại Việt Nam. Hệ sinh thái của BSSC có hơn 10.000 Startup/SME, 25.000 Doanh nhân, 100 Mentor & Chuyên gia, 200 Nhà đầu tư thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm. Với vai trò là Program Partner của QVIC 2023, BSSC cam kết đóng góp nguồn lực chất lượng vào chương trình.