Skip links

Ra mắt IPhone 14: Nhìn lại nghệ thuật bán hàng của Apple

Tối 7/9 và rạng sáng 8/9, cả thế giới cùng theo dõi IPhone 14 ra mắt. Tính đến năm 2021, Apple có đến trên 8 lần được đánh giá là thương hiệu giá trị nhất thế giới trong các năm. Điều đó không quá khó hiểu khi mỗi năm một dòng IPhone mới ra mắt lại gây “tiếng vang” toàn cầu. 

Bán hàng là một, quyến rũ là mười 

Khách hàng mua hàng không chỉ là đưa tiền và đưa khách hàng món hàng. Apple muốn khách hàng mua hàng của mình với nhiều cảm xúc nhất, cảm xúc “sở hữu” được Apple đẩy đến cao độ, đối thủ của Apple là nguồn cung công cụ, còn Apple cần phải trở thành nguồn cung cảm hứng cho việc mua hàng. Việc sử dụng iPhone hay MacBook Air phải giúp bạn làm được những thứ hay ho. Apple làm cho người dùng cảm thấy họ cũng có thể “think different” và làm khác đi.

Sự quyến rũ của Apple biến người mua thành khách hàng trung thành và sau đó là một thứ gì đó còn hơn thế nữa, “đạo” Apple ra đời. Người ta xếp hàng nhiều ngày trước Apple Store để mua iPhone, và từ đó cảm giác chỉ có 2 loại người tồn tại: loại “Apple” và phần còn lại.

Bán cho “người lười”

Bạn không cần làm gì vì Apple sẽ làm hết tất cả. Có một sự đơn giản được Apple đưa ra là Apple không tương thích với bất kỳ hệ điều hành nào khác nên khi đã mua iPhone, bạn sẽ muốn mua MacBook, Apple Watch, AirPods. Nó không tương thích nhưng Apple giải quyết được việc đó, chỉ cần ngồi đó, Apple sẽ lo.

Apple tự làm IPhone của mình cũ đi 

Hãy thử Update IPhone cũ của mình lên hệ điều hành mới, bạn sẽ thấy  nó không load đủ nhanh, màn hình “hơi nhỏ”… Thực tế, người dùng bị tác động bởi hai yếu tố tâm lý và tiếp thị. Ngoài ra sau khi mẫu mới ra đời, Apple có xu hướng hướng khách hàng để ý từng lỗi trên máy cũ của họ hoặc tự để khách hàng nhìn nhận, ngay cả khi trước đây nó không phải vấn đề quá lớn. Đây là nguồn cơn khiến họ muốn mua máy mới ngay lập tức.

Câu chuyện của “cái lò nướng” và “viên thuốc”

Hàng loạt những hiệu ứng, câu chuyện được Apple xoay xung quanh sản phẩm của họ. Hãy nhớ lại khi IPhone 11 vừa ra mắt, cụm camera ba mắt đã bị chế thành “cái lò nướng” hay những câu chuyện trước khi IPhone 14 về cụm notch “viên thuốc” của mình.

1001 câu chuyện tại Apple Store

Yêu cầu về mặt bằng không chỉ là Apple mà mọi thương hiệu đều mong muốn, nó phải đẹp và tiện. Riêng Apple phải kèm thêm “tối giản”, và cùng mô típ như vậy, Apple nhân rộng yêu cầu về Apple Store của mình trên toàn thế giới, đó là cảm giác dù bạn là ai, khi đến Apple mọi thứ đều như nhau và đều dành cho bạn.

Không có khu vực thu ngân hay bất kỳ một khu vực nào khác ngoại trừ sản phẩm của Apple và những mặt sàn trống. Thật kỳ lạ nhưng là điều Apple giúp khách hàng quên đi thời gian, tìm hiểu nhu cầu nhanh và chính xác, khuyến khích họ mua gì đó, nếu muốn vào Apple Store bạn cứ thoải mái đi cả ngày, ngay cả bạn không mua gì vì đó là điều Apple muốn, bạn nhìn ngắm và “nhớ” những sản phẩm thật lâu.

Apple trở nên “ưu tú”

Đó không phải là điều mà Apple chủ động truyền tải nhưng bạn có biết năm 2011 có đến 891 bộ phim đưa hình ảnh Apple lên phim và không che Logo, theo chia sẻ thì họ nghĩ đồ Apple sẽ “ưu tú” hơn.

Chuyển dịch bán phần mềm?

Theo tờ Quartz (QZ), các chuyên gia và giới truyền thông đều từng dự đoán Apple sẽ tăng giá ít nhất 100 USD với dòng iPhone hạng sang và đồng hồ Apple Watches của mình nhằm đối phó với tình trạng chi phí thiết bị đi lên. Thế nhưng, mọi người đều bất ngờ khi Apple không hề nâng giá sản phẩm của mình.

Điều đó chỉ ra kết quả tích cực từ việc chống lạm phát của Apple nhưng doanh thu đang phụ thuộc vào doanh thu của mảng phần mềm để hỗ trợ cho chính sách này. Doanh thu từ các mảng Apple Music (phát hành năm 2015) hay Apple TV+ (phát hành năm 2019) ngày càng tăng. Thậm chí đóng góp doanh thu từ mảng dịch vụ đã đứng thứ 2 trong tổng doanh thu của Apple và đang thu hẹp dần khoảng cách với nguồn thu từ bán iPhone.

Nguồn: Tổng hợp