Skip links

Motthegioi – Xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp

Xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp bao gồm rất nhiều bước và các khoản xây dựng riêng lẻ như xây dựng thương hiệu cá nhân sản phẩm, doanh nghiệp. Các doanh nhân nổi tiếng như anh Lê Trung Nam, Đinh Văn Lộc và chuyên gia marketing Đặng Hoài An đã chia sẻ khá chi tiết trong buổi gặp sáng ngày 15.5.2015 tại Đại học Mở Bán Công Tp.HCM.

Thương hiệu là gì?
Hình ảnh thương hiệu là khái niệm về con người, sản phẩm, chất lượng, ấn tượng và lòng tin mà khách hàng dành cho một thương hiệu, sản phẩm hay con người. Những thương hiệu lớn toàn cầu lúc nào cũng có một nhóm khách hàng mục tiêu chủ lực (targeted customers), họ đại diện cho một nhóm người nào đó có chung phong cách, thu nhập, quan điểm về nhiều mặt (chẳng hạn như Louis Vuiton, Timberland (bảo vệ môi trường)…). Khi xây dựng được thương hiệu và phân khúc khách hàng chủ lực bền vững, dù ít hay nhiều doanh nghiệp đó cũng sẽ có chỗ đứng trong bất kỳ thị trường cạnh tranh nào.
Theo anh Đinh Văn Lộc- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Onnet, việc xây dựng thương hiệu cá nhân của anh qua nhiều năm, gần 300 cuộc hội thảo và độ nhận biết, chia sẻ thông tin trên thế giới mạng để góp phần rất nhiều cho anh khi xây dựng một doanh nghiệp. Theo chị Đặng Hoài An- Giám đốc Marketing Microsoft MDS Việt Nam, việc xây dựng một thương hiệu mạnh đòi hỏi rất nhiều về khả năng tài chính. Đây chính là lý do các tập toàn lớn luôn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin quảng cáo của họ xuất hiện hầu hết trong các hoạt động thường nhật của chúng ta. “Nếu sản phẩm, thương hiệu của bạn không có gì hay và đặc biệt thì bạn phải có rất nhiều tiền để quảng bá và xây dựng thương hiệu” Chị An phát biểu trong cuộc hội thảo.
kien thuc khoi nghiep, khoi nghiep thanh cong, xay dung thuong hieu, xay dung thuong hieu khi khoi nghiep, lam giau, cac buoc lam giau, lam giau tu dau

Từ trái sang phải chị Trương Lý Hoàng Phi, chị Đặng Hoài An và anh Đinh Văn Lộc (Ảnh: Phan Cao)

Cũng theo chị An, cách tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, lợi thế của đối thủ cạnh tranh là các yếu tố quyết định đến việc thành công của bất kỳ thương hiệu lớn nhỏ nào. Việc các tập đoàn đa quốc gia du nhập thương hiệu vào Việt Nam là một khía cạnh khác. Chẳng hạn như Samsung, ở Châu Âu người ta quan tâm đến tiêu chí thông số kỹ thuật thì ở Việt Nam việc coi điện thoại di động như một trang sức mới là yếu tố quyết định thành công của một chiến dịch marketing.
Xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp như thế nào?
Đa phần các bạn khởi nghiệp ở Việt Nam đều bắt đầu với số vốn ít ỏi, vậy việc xây dựng thương hiệu như thế nào cho hiệu  quả?
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài bao gồm rất nhiều bước. Việc đầu tiên của xây dựng thương hiệu vẫn là tìm hiểu thị trường, xác định nhóm đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường, thế mạnh cạnh tranh của sản phẩm, thương hiệu, đối thủ cạnh tranh, bản quyền tên và hình ảnh logo, slogan của thương hiệu bạn muốn xây dựng. Thiếu đi bước này dù sản phẩm của bạn chất lượng cao đến đâu hay số tiền quảng cáo bạn bỏ ra để phủ rộng độ nhận biết nhiều đến đâu thì cũng rất khó để thành công.
Cách chủ động tiếp cận, tạo ra lối đi riêng, chủ đề riêng:
Theo anh Lê Trung Nam- TGĐ Cty CP Dược Phẩm Hoa Thiên Phú, những ngày đầu khởi nghiệp nhóm của anh chỉ có 200 triệu để khởi nghiệp. Quá trình xây dựng thương hiệu là quá trình xuyên suốt, lâu dài của doanh nghiệp, bảo đảm chất lượng sản phẩm cũng như khâu chăm sóc khách hàng. Chia sẻ về vấn đề này anh cho biết một trong những sản phẩm thành công của anh đã đi vào tâm lý sâu thẳm của các bà mẹ nuôi con là tình trạng biếng ăn của trẻ em. Thời điểm đó rất nhiều doanh nghiệp lớn đã tràn ngập các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em trên thị trường nhưng nhờ nắm bắt tâm lý khách hàng và tạo ra lối đi riêng, tập trung vào phân khúc chính xác các anh đã thành công tính  đến ngày hôm nay.
kien thuc khoi nghiep, khoi nghiep thanh cong, xay dung thuong hieu, xay dung thuong hieu khi khoi nghiep, lam giau, cac buoc lam giau, lam giau tu dau

Từ trái sang phải anh Trần Hoàng Bảo-GĐ Cty Tư Vấn và Phát triển nguồn nhân lực BCC, anh Lê Trung Nam- TGĐ Cty CP Dược Phẩm Hoa Thiên Phú (Ảnh: Phan Cao)

Bài học của bột giặt Aba:
Chia sẻ với các bạn trẻ tham gia chương trình, chị Đặng Hoài An ( Giám đốc Marketing Microsoft MDS Việt Nam) đã kể một câu chuyện về việc tranh giành thị trường ngoạn mục của bột giặt Aba. Trong khoảng 5-6 năm trước bột giặt OMO chiếm đến 83% thị trường Việt Nam và coi như thống lĩnh về mặt hàng này ở nước ta. Nhưng vài năm trở lại đây xuất hiện một thương hiệu bột giặt mang tên Aba của Việt Nam giành lại hơn 10% thị trường bột giặt từ tay tập toàn khổng lồ này.
Vậy Aba đã xây dựng thương hiệu như thế nào?
Đầu tiên họ chỉ tập trung vào hai tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, chiến dịch bán hàng đầy ưu đãi, tạo ra sự nhận biết về chất lượng bột giặt của họ với giá cả cạnh tranh hơn OMO, đánh vào tâm lý người Việt dùng hàng Việt. Sau hơn một năm Aba nhân rộng ra năm tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long và khiến cho tập đoàn Unilever phải họp khẩn cấp và cử các nhân sự cấp cao từ Châu Âu sang chỉnh đốn vấn đề này. Trao đổi với một giảng viên marketing của Đại học Kinh tế Tài chính tham gia chương trình, chị An đã thừa nhận chiến thuật Aba đã sử dụng thuộc một phần của marketing du kích.
Đúng như cái tên marketing du kích, Aba sử dụng lợi thế tập trung, linh hoạt về sản phẩm, giá, hậu mãi, đánh chắc thắng chắc như lối tiến công quen thuộc của quân dân Việt Nam thời xưa. Chiến thuật marketing này thuộc hàng không có nguyên tắc nào, rất biến hóa và tiết kiệm rất nhiều chi phí. Một doanh nghiệp lớn như bột giặt OMO khó có thể thi hành chiến lược này vì họ quá to lớn và cồng kềnh để linh hoạt trong địa bản và phân khúc nhỏ. Bài học của Aba có thể coi là một điển hình về khởi nghiệp và vận dụng linh hoạt các công cụ quảng  bá, phân phối.
Áp dụng marketing du kích trong khởi nghiệp là một chủ đề rất lớn mà chúng tôi không thể đề cập hết trong bài viết này nên các bạn khởi nghiệp nên tìm hiểu hoặc gặp tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia marketing.
Marketing trên internet:
Anh Đinh Văn Lộc (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Onnet) chia sẽ về ba loại công cụ marketing online cơ bản mà anh đang vận hành là 
1 Cbc (cost by click) doanh nghiệp của bạn trả tiền khi khách hàng tiềm năng click vào website của bạn
2 Cba (cost by action) doanh nghiệp của bạn trả tiền khi khách hàng thực hiện các thao tác bạn muốn ( chẳng hạn như khảo sát)
3 Cbs (cost  by sales) doanh nghiệp của bạn chỉ phải trả tiền khi khách hàng mua hàng và doanh nghiệp quảng cáo nhận tiền hoa hồng theo phần trăm trên hóa đơn.
Cũng theo anh Lộc, việc sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ marketing trên mạng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên bước đầu tiên của xây dựng thương hiệu như đã nêu trên vẫn là vấn đề cốt lõi nhất. Bạn có thể khiến cả triệu người biết đến sản phẩm của bạn nhưng nếu không đúng phân khúc khách hàng thì bạn sẽ không bán được nhiều sản phẩm để chi trả cho quảng cáo.
Buổi giao lưu ghi nhận sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên, hơn 600 chỗ ngồi đã chật kín, rất nhiều bạn chịu đứng hàng tiếng đồng hồ để tham gia và tiếp thu những kiến thức khởi nghiệp.

Một số hình ảnh về buổi giao lưu
kien thuc khoi nghiep, khoi nghiep thanh cong, xay dung thuong hieu, xay dung thuong hieu khi khoi nghiep, lam giau, cac buoc lam giau, lam giau tu dau
Hội trường sức chứa 600 người đã chật cứng (Ảnh: Phan Cao)
kien thuc khoi nghiep, khoi nghiep thanh cong, xay dung thuong hieu, xay dung thuong hieu khi khoi nghiep, lam giau, cac buoc lam giau, lam giau tu dau
Các bạn trẻ nô nức tham gia dù không còn chỗ ngồi (Ảnh:Phan Cao)

Kỳ tới chuyên trang kiến thức khởi nghiệp Một Thế Giới sẽ giới thiệu về việc “Tìm hiểu thị trường là gì” và “Marketing du kích”.

Phan Cao (thực hiện)