Skip links

4 bài học đắt giá từ sự thất bại giúp Barbara Corcoran từ một cô hầu bàn trở thành “nữ hoàng bất động sản” nổi tiếng trên thế giới

“Nắm bắt nỗi sợ hãi và thất bại là một yếu tố quan trọng để trở thành một doanh nhân. Hãy nhắm mắt làm liều điều gì đó, như là làm kinh doanh, và tin rằng Chúa sẽ giúp đỡ bạn”.

Nữ doanh nhân Barbara Corcoran là người sáng lập The Corcoran Group và Barbara Corcoran Inc. Bà khiến nhiều người ngưỡng mộ khi là một trong số ít phụ nữ gây dựng được sự nghiệpthành công và có tên trong sách những doanh nhân thành đạt nhất thế giới.

Mặc dù nắm trong tay với tài sản cá nhân lên tới 80 triệu USD và được coi là “nữ hoàng bất động sản” trên thế giới, nhưng Barbara Corcoran không phải là người xa lạ với thất bại. Bà từng là học sinh kém trong lớp khi còn đi học và hơn nữa đã trải qua hơn 20 công việc khác nhau khi mới 23 tuổi, thậm chí là hầu bàn.

Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 1973, với khoản đầu tư 1.000 USD, Barbara Corcoran từng bước gây dựng nên The Corcoran Group – doanh nghiệp bất động sản tại thành phố New York – thành một công ty ăn nên làm ra. Năm 2001, bà đã bán doanh nghiệp của mình với giá 66 triệu USD cho NRT Incorporated, công ty môi giới bất động sản lớn nhất tại Hoa Kỳ. Đây quả là một thành tựu không phải ai cũng làm được, đặc biệt là một phụ nữ.

4 bài học đắt giá từ sự thất bại này đã giúp Barbara Corcoran từ một nữ hầu bàn trở thành nữ hoàng bất động sản nổi tiếng trên thế giới - Ảnh 1.

Những thành công của Corcoran trong vài thập kỷ qua liên quan đến những hiểu biết sâu sắc và những triết lý cơ bản. Gần đây, bà đã xây dựng một lớp học trực tuyến có tên “Các nguyên tắc cơ bản của doanh nhân: Khơi sáng việc kinh doanh và chính bản thân bạn”. Mục tiêu của khóa học là giúp mọi người phá vỡ những rào cản, thúc đẩy họ khởi nghiệp hay duy trì công việc mà mình đang có.

Dưới đây là những triết lý cốt lõi được nhấn mạnh trong khóa học mà các doanh nhân cần phải có nếu muốn thành công:

Vượt qua nỗi sợ hãi bằng việc đối mặt với nó

Corcoran tin rằng thành công và thất bại có một sợi dây liên kết vững chắc không thể thay đổi. Từ việc trải qua những thất bại, tất cả các doanh nhân thành đạt đều rút ra được những bài học quý giá cho mình cũng như loại bỏ những điều vô ích.

Mỗi thất bại có một động lực nhất định nếu bạn muốn ở lại cuộc chơi. Ở buổi diễn thuyết đầu tiên trong một khán đài lớn, Corcoran đã bị mất giọng. Trong khi nhiều người đã lảng tránh nói trước công chúng bằng mọi giá, thì Corcoran lại đăng ký một lớp giảng dạy về bất động sản vào buổi tối tại Đại học New York. Bà nhận ra rằng có hai lựa chọn trong tình huống này: tiếp tục ẩn nấp và hổ thẹn, hoặc học cách làm đúng.

“Lần đầu tiên là khách mời trong chương trình truyền hình, tôi đã phải suy ngẫm và chuẩn bị kĩ càng hơn một giờ trước khi tôi có thể lên sân khấu. Mặc dù tôi cảm thấy lúng túng vì đã gây ra sự chậm trễ, nhưng tôi vẫn quyết tâm bằng cả niềm tin của mình để chia sẻ kiến ​​thức của bản thân với thế giới”, bà nói.

Vài năm sau, qua rất nhiều lần tập luyện và chấp nhận bản thân, bà đã có mặt để trao đổi trên 40 chương trình TV và radio nổi tiếng.

“Nếu tôi không chịu đựng được nỗi sợ hãi, tôi sẽ không bao giờ có thể bình tĩnh để thực hiện được một buổi trò chuyện TED với chỉ một vài tuần thông báo trước. Nắm bắt và học hỏi từ sự sợ hãi đã mở đường cho tôi để chấp nhận cơ hội và liên tục theo đuổi ước mơ của mình”, nữ hoàng bất động sản chia sẻ.

Thúc đẩy lạc quan một cách mạnh mẽ

Trong kinh doanh, lạc quan thực sự quan trọng hơn cả trí thông minh. Đôi khi, hành động theo lý tính có thể dẫn đến vô số cơ hội bị bỏ lỡ. Theo kinh nghiệm của Corcoran, bắt đầu mỗi ngày bằng việc ngồi thiền sẽ giúp bạn có một tâm trí minh mẫn và tươi mới.

Bạn phải có một niềm tin vượt xa cả mọi logic nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành công. Dựa trên triết lý của Corcoran, bạn cần nhìn nhận mọi thứ như một nửa đầy đủ, ngay cả khi mọi người không thấy gì trong mắt bạn.

Cứ đi trước và nghĩ sau

Bạn không thể luôn luôn học để trở thành một doanh nhân, hãy nhắm mắt làm liều và tin vào Chúa. Từ một nhân viên của một doanh nghiệp trong nước đến khi quyết đinh thành lập công ty riêng, bà đã đánh liều hoàn toàn. Corcoran đã bán nhà ở Washington DC và mua cổ phần của công ty hiện tại. “Đối với tôi, đó chính là thời điểm thích hợp nhất. Và áp lực đã xảy ra vì tôi biết mình phải sống sót và tự vượt qua mọi bão tố”, bà nói.

Corcoran tin rằng tạo ra áp lực là điều quan trọng. Bà cho rằng những “người ngồi trên đống lửa” thường phản ứng thông minh hơn những người chỉ đứng bên ngoài và đánh giá cẩn thận theo những giả thuyết có sẵn.

Corcoran nói: “Nếu bạn dừng lại và suy nghĩ về cách tốt nhất để làm một thứ gì đó cho vấn đề trước mắt thì rất có thể bạn có nguy cơ đứng ở đó mãi mãi. Với tôi không bao giờ có khái niệm về ‘thời điểm chính xác’ để làm một điều gì đó, nhất là trong kinh doanh. Cơ hội có thể trôi qua trước khi bạn quyết định làm nó”.

“Giả là nó cho đến khi bạn thực sự là nó”

Để trở thành một doanh nhân thành công, bạn cần phải quan sát và hành động như thể bạn là một doanh nhân. Khi Corcoran còn làm việc cho công ty cũ, bà đã tham dự các sự kiện và tham gia vào các tổ chức, nơi có những doanh nhân rất thành công. Bà cho rằng nếu muốn phát triển thì điều tốt nhất là bao quanh mình với những người mà mình muốn cạnh tranh.

4 bài học đắt giá từ sự thất bại này đã giúp Barbara Corcoran từ một nữ hầu bàn trở thành nữ hoàng bất động sản nổi tiếng trên thế giới - Ảnh 2.

Nếu bạn làm theo chiến lược này, thậm chí không nhận ra nó, bạn sẽ sớm trở thành một người mà bạn muốn. Sự bất an không bao giờ biến mất, ngay cả những doanh nhân rất thành công. Cocoran nói rằng bà cũng phải đấu tranh với nó hàng ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt là, đối với nữ doanh nhân, sự thiếu tự tin là động lực thúc đẩy bà phát triển.

Doanh nhân đòi hỏi phải lập kế hoạch đúng đắn và kiểm soát thành công qua những thay đổi của cảm xúc. Những người đầy cảm hứng như Barbara Corcoran cho thấy rằng chúng ta không đứng một mình trong cuộc đấu tranh kinh doanh. Hơn nữa, thất bại, áp lực và lạc quan là những điều cốt lõi để thành công không chỉ trong kinh doanh mà còn ở những lĩnh vực khác.

Anh Thơ – Theo Nhịp sống kinh tế/Business Collective