Skip links

Khoá đào tạo đặc biệt “Startup và Bảo hộ Thương hiệu”

“Thật không thể tin được khi bạn vun đắp cho startup của mình mà không hề có bất kỳ hàng rào nào bảo vệ thương hiệu của mình và các đồng sáng lập”

Đó là lời chia sẻ của ông Doanh Nguyen, Luật sư startup, CEO/co-founder STARTUP LAW LLC sau nhiều năm “nằm vùng” tư vấn rất nhiều dự án startup. Đã đến lúc bảo hộ thương hiệu là vấn đề pháp lý Startup cần phải biết!

Vì sao Bảo hộ thương hiệu lại rất quan trọng với startup?

Trong thời gian đầu khởi nghiệp, các Start-up chỉ tập trung cho việc phát triển sản phẩm, kêu gọi vốn đầu tư, tăng lợi nhuận … mà không quan tâm đúng mực cho việc xây dựng và bảo hộ “đứa con tinh thần” của mình. Điều gì xảy ra khi dự án phát triển mà thương hiệu không được bảo hộ? Start-up cần nhìn nhận nghiêm túc hơn về tầm quan trọng của bảo hộ thương hiệu khi mà:

? Bài học từ các thương hiệu lớn của Việt Nam bị các công ty nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước ngoài: Cà phê Đăk Lăk (năm 1997), kẹo dừa Bến Tre (năm 1998), Vifon (năm 2001), thuốc lá Vinataba và Petro (năm 2002), cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc (năm 2011).
? Nhìn từ góc độ giá trị vật chất của các thương hiệu lớn trên thế giới, để được quyền bán gà rán KFC, hằng năm mỗi cửa hàng phải trả cho Công ty KFC 85.000 USD. KFC có hơn 13.000 cửa hàng trên toàn cầu, số tiền mà thương hiệu mang lại lớn theo cấp số nhân. Vài thập kỷ trước, phần lớn tài sản của các doanh nghiệp Mỹ là hữu hình còn các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ chiếm khoảng 20% tài sản doanh nghiệp. Đến năm 2005, tỷ lệ tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp đã bị đảo ngược: giá trị thị trường của doanh nghiệp bao gồm 80% tài sản vô hình. Năm 2015, con số này đã tăng lên 87%. Các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả start-up, chắc chắn cũng không nằm ngoài xu hướng này.
? Bài học từ chính startup Việt: Tại Hội thảo Những biện pháp phòng vệ thương mại liên quan đến Sở hữu trí tuệ (SHTT) do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức đã có một Start-up chia sẻ: sản phẩm công nghệ tự động đo nồng độ khí độc trong các đường ống, hầm lò,…Ý tưởng khởi nghiệp độc đáo và dành được nhiều giải thưởng lớn ở các cuộc thi khởi nghiệp. Nhưng khi sản phẩm hoàn thiện, đến giai đoạn kêu gọi đầu tư và thành lập doanh nghiệp, nhóm “ngỡ ngàng” nhận ra một nhóm khác copy ý tưởng và đã nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trước đó.
Những bài học trên đã đủ “thức tỉnh” các startup nâng cao ý thức bảo vệ thương hiệu ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh để sắm cho mình một “lá chắn phòng thủ” trước khi bị mất quyền bảo hộ?

Nội dung khoá đào tạo?

Đây là khoá đào tạo đặc biệt dành riêng cho Top 100 Vietnam Startup Wheel 2019. Nhưng xét thấy sự cần thiết của kiến thức, BSSC khuyến khích các startup đăng ký tham dự rộng rãi. Chi phí được tài trợ 100% bởi BSSC.

Khoá đào tạo do luật sư Doanh Nguyen, co-founder STARTUP LAW chia sẻ về các vấn pháp lý đặc thù của startup:

☑ Mô hình pháp lý cho mối quan hệ đồng sáng lập bền vững
☑ Bảo hộ sở hữu trí tuệ cho startup
☑ Thành lập công ty kiểu startup
☑ Quy trình pháp lý gọi vốn kiểu startup
☑ Quan hệ nhà đầu tư
☑ Tranh chấp phổ biến của startup, cách phòng ngừa và giải quyết

Đăng ký khoá đào tạo

?Thời gian: 8g00 – 11g30 Thứ Bảy ngày 20/7/2019
? Địa điểm: Hội trường Thành đoàn, Lầu 3, Số 1 Phạm Ngọc Thạch, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
➡️ Link đăng ký: shorturl.at/bCKM2
❗️ Deadline đăng ký: 24g00 Thứ ba ngày 16/7/2019

Hẹn gặp lại các startup tại Khoá đào tạo!