Skip links

Chiến lược Marketing cho giai đoạn Startup

Khi bắt đầu khởi nghiệp, thì các chiến lược startup là cực kỳ quan trọng, một chiến lược hiệu quả, đúng hướng, với những ý tưởng tuyệt vời. Cùng với sự kiên trì, chắc chắn sẽ giúp cho cơ hội thành công của bạn được tăng lên gần như là tuyệt đối, tuy nhiên trong kinh doanh cũng không có cái gì là chắc chắn cả, sự thất bại vẫn có thể đợi bạn, vấn đề là làm thế nào để cho tỷ lệ % thất bại đó được giảm đi một cách tối thiểu.

Và để chuẩn bị cho khởi nghiệp, thì các bạn nên để ý tới những yếu tố, chiến lược Startup cơ bản sau:

1. Lựa chọn hướng đi trên thị trường.

Cho dù là thị trường chính hay thị trường ngách thì khởi nghiệp viên cũng nên chọn cho mình một thị trường đủ lớn, có lợi nhuận, đang tăng trưởng và có mức độ cạnh tranh không quá cao hoặc không có quá nhiều đối thủ mạnh.

2. Đánh giá thật sâu những yếu tố quyết định cho sự thành công.

Khởi nghiệp cần xác định các điểm mấu chốt sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Ví dụ như: Nhân lực có đủ tốt để làm ra sản phẩm, có chiến lược marketing khác biệt hoặc chiến lược về giá, về vốn v.v..Nếu như hầu hết các yếu tố mang tính chủ quan có thể đảm bảo được, hãy mạnh dạn thành lập doanh nghiệp,

3. Đề ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với những gì mình có.

Những mục tiêu này sẽ nằm trong kế hoạch phát triển chung của công ty, các mục tiêu để ra phải cụ thể trong từng gian đoạn và phải căn cứ dựa trên tình hình thực tế của công ty.

4. Vốn đầu tư, cân đối phù hợp.

Chắc chắn giai đoạn đầu tiên khởi nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc kêu gọi vốn từ nhà đầu tư. Nếu cố gắng theo đuổi các nhà đầu tư trong giai đoạn này, khởi nghiệp có thể sẽ tốn rất nhiều thời gian công sức mà không mang lại hiệu quả. Hãy nghĩ đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của mình, đây sẽ là nơi giúp khởi nghiệp có một lượng vốn đủ đề bắt đầu những bước đi đầu tiên.

Một chiến lược marketing cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cho bạn có những hướng đi đúng đắn trong việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn tới các khách hàng mục tiêu.

5. Lựa chọn các thành viên chủ chốt trong đội ngũ lãnh đạo.

Một đội ngũ nhân sự tốt, có những kỹ năng bổ sung cho nhau sẽ là điều kiện cần để tạo nên một công ty vững mạnh. Không nhất thiết phải tìm những con người xuất sắc, hãy tìm những người thực sự phù hợp và chia sẻ tầm nhìn, lợi ích với họ.

6. Quyết tâm giành lấy thị phần.

Công ty sẽ thất bại nếu sau 3 – 6 tháng không có khách hàng sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy, hãy tập trung dành lấy cho mình những khách hàng đầu tiên sử dụng sản phẩm. Khởi nghiệp có thể tìm một nhóm khách hàng nhỏ có nhu cầu cao nhất về sản phẩm, cố gắng thuyết phục họ sử dụng và cho ý kiến phản hồi. Đó chính là cách làm hiệu quả nhất.

7. Thay đổi các chi tiết dựa trên những phản ứng của khách hàng.

Đối với mỗi khách hàng mua sản phẩm, khởi nghiệp cần có chiến lược thu thập ý kiến từ khách hàng. Không có sản phẩm nào hoàn hảo, chính vì thế hãy đi tìm những điều không phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường để cải thiện sản phẩm.

8. Có chiến lược Marketing cụ thể.

Một chiến lược marketing cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cho bạn có những hướng đi đúng đắn trong việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của bạn tới các khách hàng mục tiêu.

Kế hoạch tiếp thị sản phẩm, dịch vụ hiện nay có khá nhiều phương thức, trong đó thì hiện nay, hình thức Marketing Online, tiếp thị trực tuyến đang được khá nhiều các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư. Và đương nhiên hiệu quả mà nó đã mang lại cho những doanh nghiệp này là không hề nhỏ. Thông qua các kênh tiếp thị trực tuyến này thì các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn sẽ được nhiều khách hàng mục tiêu mới biết đến hơn.

Sưu tầm