Skip links

TCBC sau Hội thảo NTKN “Startup và Bảo hộ thương hiệu”

Thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định vị thế và góp phần nâng cao năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo một khảo sát gần đây tại Việt Nam chỉ có 4,2% cho rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp; 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, con số này được cho là rất thấp so với nhận thức về giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Thương hiệu hiện tại vẫn đang còn là một khái niệm mơ hồ đối với rất nhiều người. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, chị Ngô Phương Trà – Đại diện Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ phía Nam tại TPHCM đã phần nào giúp các nhà khởi nghiệp trẻ phần nào hiểu được cách thức để tự bảo vệ thương hiệu của mình.

Với mục đích giúp các dự án start-up có ý thức bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài sản này ngay từ khi “chân ướt chân ráo” bước vào thương trường, Ban tổ chức Start-up Wheel 2015 đã tổ chức buổi hội thảo “Start up và Bảo hộ thương hiệu” vào sáng ngày 05/07/2015

Chị Ngô Phương Trà – Đại diện Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ phía Nam cho biết, các nhà khởi nghiệp trẻ cần phân biệt 2 khái niệm thương hiệu (brand) và nhãn hiệu (marks). Vì Thương hiệu là một đối tượng không được bảo hộ, nó chỉ là giá trị mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm và được doanh nghiệp định vị bằng nhiều cách và trên nhiều yếu tố, trong đó có nhãn hiệu.

Mặt khác phạm vi của các quyền bảo hộ sử hữu công nghiệp nói chung là chỉ giới hạn trọng một nước. Vì vậy để hạn chế rũi ro phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý dai dẳng và tốn kém như trường hợp của cty võng xếp Duy Lợi, các doanh nghiệp trẻ phải có các biện pháp đăng ký bảo hộ từ sớm ở những thị trường nước ngoài có tiềm năng trong tương lai.

Những lưu ý về bí mật kinh doanh

Bí mật kinh doanh (bí mật thương mại) là những thông tin kinh doanh mang lại lợi thế cho người có nó, vượt qua những hiểu biết thông thường và người sở hữu có các biện pháp bảo vệ cần thiết để không bị tiết lộ như các loại giấy tờ về kế hoạch phát triển sản phẩm, chiến lược kinh doanh, doanh mục đầu tư… Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng có thể được xác lập hiển nhiên và không cần đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền. Nhưng doanh nghiệp phải ý thức bảo vệ những thông tin đó, bằng cách ràng buộc trong thỏa thuận với đối tác hoặc hợp đồng lao động đối với công nhân. Mọi tranh chấp sau này chỉ được giải quyết trên căn cứ các thỏa thuận ấy.

Do chưa có quy định cho việc đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có thể đăng ký dưới hình thức sáng chế, thời hạn đối với sáng chế là 20 năm đối với vòng đời của một doanh nghiệp. Sau 20 năm, tài sản trí tuệ sẽ được thế giới sử dụng miễn phí. Vì vậy khi đăng ký bằng sáng chế, nếu đó là một tri thức khó sao chép và mang đến lợi thế canh tranh lâu dài thi các doanh nghiệp phải cân nhắc.

Ví dụ công thức chế biến đố uống của Coca Cola là một bí mật kinh doanh. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này và những người này đã ký hợp đồng không được tiết lộ. Mặc khác công thức đó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia. Chính vì quyết định giữ bí mật công thức này thay vì đăng ký cấp bằng sáng chế, đến nay hơn 20 năm, công ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng.

Đối với các cuộc thi khởi nghiệp kinh doanh, tuy không phải thông tin nào cũng có thể dễ dàng mang đi hiện thực hóa được, nhưng chị Phương Trà lưu ý các thí sinh phải cân nhắc trong việc đưa ra những thông tin quan trọng, để bảo vệ ý tưởng sản phẩm và dự án của mình. Nếu cần thiết, phải lập biên bản thỏa thuận với ban tổ chức và các nhà đầu tư tiềm năng.

Chị Trà cũng cho biết: Trước xu hướng khởi nghiệp ngày càng sôi động, ẩn chứa rất nhiều “cơ hội” và “cạm bẫy”, nhưng người khởi nghiệp vẫn còn dành nhiều mối quan tâm cho tài chính, nhân sự, kinh doanh… mà chưa có sự quan tâm đúng mực cho việc xây dựng và bảo hộ “đứa con tinh thần” của mình. Trong khi đó, thương hiệu là cái tên, là linh hồn của công ty từ khi công ty vẫn còn là “một con cá bé giữa đại dương”. Điều này đồng nghĩa với việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu cần được chú trọng từ lúc các công ty vẫn còn ở giai đoạn khởi nghiệp để xây cho mình một “lá chắn phòng thủ” trước một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt hơn.

Mặc khác, tài sản trí tuệ cũng như những tài sản hữu hình khác, chủ sở hữu phải có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ, cơ quan có thẩm quyển chỉ can thiệp khi có tranh chấp.Vì vậy, để tránh trường hợp kiện tụng kéo dài và hao tốn chi phí, việc trang bị những kiến thức về bảo hộ tài sản trí tuệ là vô cùng cần thiết.

Tong-hop-logo-NTT-550px